Giá xăng đã giảm về mức thấp kỷ lục sau 7 năm (dưới 14.000 đồng/lít), tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải lớn nhỏ vẫn chưa có động thái nào về việc giảm giá cước?
Giá xăng giảm kỷ lục, cước vận tải vẫn đứng yên? Ảnh minh họa
Trước mức giảm sâu nhất từ đầu năm 2016 và giá xăng đã ở mức thấp kỷ lục trong vòng 7 năm qua, người tiêu dùng lại kỳ vọng giá cước vận tải sẽ giảm. Chia sẻ về vấn đề này trên báo Tri Thức Trực Tuyến, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cho biết, việc điều chỉnh giảm giá cước vận tải là hoạt động thường xuyên theo văn bản Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính. Vì thế, khi có bất kỳ biến động về thị trường xăng dầu, cơ quan chức năng cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ có đánh giá để đề ra phương án điều chỉnh giá cước vận tải phù hợp.
- Thống kê những cặp số lâu chưa về của XSBD để đưa ra những dự đoán về kết quả xổ số chính xác nhất hôm nay.
Theo đánh giá của hiệp hội, khi giá xăng giảm xuống dưới 15.000 đồng mỗi lít, 2 loại hình cần cấp tốc giảm giá cước là taxi và xe chạy tuyến cố định. Riêng loại hình thứ hai cần giảm theo chu kỳ.
Từ góc độ chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh phân tích về vấn đề này trên báo Tiền phong: Việc giá nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu khi giảm giá mạnh sẽ kéo theo các mặt hàng khác giảm theo. Tuy nhiên, thực tế việc giá cước vận tải cũng như các mặt hàng khác có giảm theo hay không lại là chuyện khác. Nếu giảm được sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế. “Việc giá cước vận tải và nhiều mặt hàng khác không giảm giá theo giá xăng dầu thể hiện sự bất lực trong quản lý của cơ quan chức năng. Trong đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước dường như đang thiếu công cụ để thực hiện một cách hiệu quả”, ông Ánh cho biết.
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng cơ khí ở Hải Dương cho biết, từ giữa năm ngoái đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã giảm khoảng 30% giúp chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm khoảng 4%.
Trước đó, nhiều lần giá xăng giảm khá mạnh trong năm 2015, tuy nhiên, cước vận tải cũng như giá cả hàng hóa vẫn “chây ỳ”, đứng yên không chịu giảm. Để giải quyết vấn đề này, ngày 22-12, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu sở GTVT các địa phương tăng cường kiểm soát giá cước vận tải, đảm bảo giá cước vận tải điều chỉnh phù hợp với mức giảm của giá nhiên liệu.
Cụ thể, sở GTVT phải yêu cầu doanh nghiệp vận tải kê khai lại giá cước, đặc biệt là các chi phí cấu thành giá cước. Đặc biệt, sở GTVT phải phối hợp với sở tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải, nếu phát hiện vi phạm phải kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí có thể bị rút giấy phép.
Từ 15h ngày hôm qua 18/2, giá xăng đã giảm tới gần 1.000 đồng/lít. Cụ thể, sau khi giảm, giá xăng RON 92 ở mức 13.752 đồng một lít; giá xăng E5 ở mức 13.321 đồng. Như vậy, giá xăng đã giảm 961 đồng/lít.
Đây là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm 2016 và đưa giá xăng về mức thấp kỷ lục sau 7 năm (dưới 14.000 đồng/lít), tính từ tháng 7/2009.
Mặc dù đã có thông tin giá xăng giảm rất mạnh, nhưng cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp vận tải lớn, nhỏ vẫn chưa có động thái nào mạnh mẽ về về giảm giá cước.
Xem thêm: Soi cầu dự đoán kết quả xo so mien bac thứ 6 ngày 19-02-2016 chính xác nhất và nhanh nhất để tìm ra con số may mắn mang lại tài lộc cho bạn.
EmoticonEmoticon